Ngành hàng không toàn cầu chỉ có thể vận hành nếu tuân thủ một hệ thống các quy định và quy trình kiểm soát được hỗ trợ bởi mạng lưới các văn bản đã được thống nhất toàn cầu.
Từ những ngày đầu tiên, rõ ràng là nếu không có các hiệp định trên toàn thế giới, ngành hàng không sẽ không thể hoạt động dù là trong nội địa, hay trên phạm vi quốc tế.
Công ước Hàng không Quốc tế Paris ra đời năm 1922 đã xác định quyền kiểm soát có chủ quyền đối với không phận quốc gia. Hiệp ước này bao gồm 9 phần đề cập đến quốc tịch của tàu bay, giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, bằng sáng chế và quyền cho phép cất- hạ cánh,…
Tháng 10 năm 1925, một hội nghị được tổ chức tại Paris với sự tham dự của các đại diện đến từ 43 quốc gia. Hội nghị này bước đầu thực hiện những công việc sơ bộ để làm tiền đề cho hội nghị thứ 2 tại Warsaw vào năm 1929. Kết quả là Công ước Warsaw ra đời, trở thành hiệp định quan trọng nhất trong ngành hàng không.
#1. Công ước Warsaw (1929)
Công ước Warsaw được ký kết vào ngày 12 tháng 10 năm 1929 tại Warsaw, Ba Lan bởi 152 bên khác nhau và có hiệu lực từ năm 1933.
Công ước Warsaw là công ước quốc tế quy định trách nhiệm đối với vận chuyển hành khách, hành lý hoặc hàng hóa quốc tế bằng tàu bay vì mục đích thương mại.
Công ước bao gồm 5 chương, công ước định nghĩa khái niệm vận chuyển quốc tế, quy định các chứng từ cần thiết, các giới hạn trách nhiệm pháp lý của người chuyên chở cũng như các quy tắc quản lý quyền tài phán.
#2. Nghị định thư Hague (1955)
Vào ngày 28 tháng 9 năm 1955 tại Hague (Ba Lan), ICAO (tên viết tắt của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) đã xem xét lại nội dung Công ước và nhất trí thông qua Nghị định thư Hague.
#3. Công ước Montreal (1999)
Để thống nhất các nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý khác nhau phát sinh từ Công ước gốc năm 1929 thì Công ước Montreal 1999 (MC99) được đưa ra như một giải pháp thay thế. Đối với hàng hóa, cả quốc gia đi và quốc gia đến đều phải phê chuẩn MC99. Nếu không, lô hàng sẽ được bồi thường theo mức thấp nhất.
Ngoài ra còn có 4 nghị định thư sửa đổi và một vài Công ước, Nghị định khác như Công ước Guadalajara (1961), Nghị định thư Guatemala (1971),…
Một số quốc gia lớn bao gồm Đức, Liên Xô, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã không tham gia Công ước Warsaw mà cùng thành lập Công ước Liên Mỹ về Thương mại hàng không, được ký kết bởi 22 quốc gia tại Havana năm 1928.
Công ước Chicago chưa giải quyết được vấn đề “Ai được phép bay ở đâu?” và điều này đã dẫn đến hàng nghìn các hiệp hội song phương tồn tại. Tiêu chuẩn cơ bản cho các quan hệ song phương ban đầu chính là Hiệp định Bermuda ký năm 1946 giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.
Tóm lại, Công ước Montreal (1999) sẽ thay thế hệ thống Công ước Warsaw ngay khi nó được tất cả các nước phê chuẩn. Song, cho đến nay, vẫn còn sự chắp vá của luật lệ hàng không quốc tế bởi các quốc gia ủng hộ các công ước, nghị định thư theo từng nhóm khác nhau và thậm chí có nước không tuân thủ một công ước, nghị định thư nào.
Nguồn tham khảo: Sách Logistics Hàng Không – Sự hợp tác năng động của chuỗi cung ứng và vận tải hàng không.